Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tâm lý - Xã hội
Giá điện tăng 'nhầm thời điểm', doanh nghiệp thêm suy kiệt
Hàng tồn kho chưa giải phóng được, sản xuất đình đốn, chi phí lãi vay vẫn cao, nhiều doanh nghiệp lo sợ cú sốc tăng giá điện sẽ giáng thêm đòn đau trong lúc họ đang hấp hối và càng dễ "chết" hơn.

Giá điện, xăng dầu hiện chiếm khoảng 30% trong cơ cấu giá thành sản xuất của ngành xi măng. Vì vậy, theo ông Nguyễn Văn Thiện - Chủ tịch Hiệp hội xi măng Việt Nam một trong hai nguyên liệu đầu vào này biến động sẽ khiến doanh nghiệp điêu đứng. Ngành xi măng đang "sống dở chết dở", tồn kho lên tới 2 triệu tấn. Từ đầu năm đến nay, thị trường bất động sản trầm lắng khiến các ngành vật liệu xây dựng như sắt thép, xi măng cũng ì ạch khó sống nên việc tăng giá điện chẳng khác nào để doanh nghiệp dễ chết hơn.



 


Hiệp hội Xi măng cho hay, 5 tháng đầu năm, sản xuất xi măng đạt khoảng 19 triệu tấn, giảm 16,8% so với cùng kỳ, tiêu thụ cũng giảm 7,8%. Mặc dù giá bán danh nghĩa không giảm nhưng thực chất ngành đã phải hạ tới 10% dưới hình thức chiết khấu để kích cầu nên không còn lãi.


 


Khẳng định doanh nghiệp sẽ còn khó khăn gấp bội lần nhưng lãnh đạo Hiệp hội Xi măng không muốn bình luận nhiều vì bản thân ông đã nhiều lần đề xuất chưa nên tăng giá điện nhưng "không ăn thua".


 


Chung tâm trạng trên, ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép cho biết, giá điện chiếm khoảng 6% cơ cấu giá thành phôi thép, còn các thép thành phẩm khác chiếm gần 10%. Trung bình 1 tấn thép cần khoảng 600 kWh điện. Với mức giá tăng cho sản xuất cao nhất lên tới 281 đồng thì ngành thép sẽ bị đội giá lên tới hơn 168.000 đồng cho một tấn.


 


Cho rằng mức tăng 5% là chấp nhận được song lãnh đạo Hiệp hội Thép thẳng thắn, “nhà đèn” tăng giá thời điểm này chẳng khác nào "giáng đòn vào doanh nghiệp".


 


Doanh nghiệp sản xuất giấy cũng chung một nỗi lo khi điện tăng giá. Ông Cao Tiến Vị, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Giấy Sài Gòn, cho rằng, giá điện tăng vào thời điểm này là bất hợp lý. Theo ông, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm trong tháng 6 thực chất không phải do giá giảm hay năng suất sản xuất của doanh nghiệp tăng lên mà do hàng tồn kho quá nhiều, sức mua suy yếu.


 


Với mức giá điện cũ, bình quân mỗi tháng công ty ông phải trả khoảng 5 tỷ đồng tiền điện. Giờ giá điện tăng thêm 5%, hằng tháng công ty phải trả thêm hơn 250 triệu đồng, chi phí quá lớn trong bối cảnh doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn hiện nay.


 


“Giá điện tăng kéo hàng loạt chi phí khác lên theo nên chúng tôi sẽ phải ngậm đăng nuốt cay xác định tự bù lỗ trong thời gian tới để cầm cự qua ngày”, ông chua chát nói.


 


Giá xăng vừa giảm, doanh nghiệp chưa kịp mừng thì giá điện lại tăng. Ông Hà Xuân Anh, Chủ tịch Công ty may Sơn Việt chia sẻ, doanh nghiệp có hàng trăm máy may công nghiệp và các máy hơi dùng để vận hành cho dây chuyền sản xuất. Ước tính mỗi tháng phái mất đến 40-50 triệu đồng tiền điện, tăng 5%, một tháng phải bỏ thêm 2-2,5 triệu đồng. Tuy nhiên, điều quan trọng là giá điện ảnh hưởng đến đầu vào. "Cứ đầu vào tăng 1 đồng, chắc chắc giá thành sản phẩm đến tay người tiêu dùng có thể tăng 2-3 đồng", anh Xuân Anh ví dụ.


 


Những doanh nghiệp sản xuất, các đơn vị trong ngành dịch vụ như siêu thị, điện máy cũng lo không kém khi kinh doanh đang ế ẩm mà chi phí đầu lại đội lên. Với các quán cà phê chiếu phim khi phải xài điện từ sáng đến tối thì việc nhà đèn lên giá là một khó khăn không nhỏ. Quán cà phê phim 3D ở chung cư Bàu Cát, quận Tân Bình có 3 phòng chiếu lớn, một sảnh ngoài, sử dụng nhiều màn hình lẫn hệ thống âm thanh thì tiền điện một tháng phải đến 20 triệu đồng. "Tăng 5% tức là thêm khoảng 1 triệu mỗi tháng, điện thì không xài không được, coi như tháng này chưa làm gì đã phải gánh 1 triệu đồng", ông Đỗ Hồng Phúc, chủ quán cà phê 3D than thở.


 











Việc tăng giá điện ảnh hưởng không nhỏ tới các siêu thị. Ảnh: Hoàng Lan.

 


Ông Lê Quang Vũ, Tổng giám đốc Media Mart cho biết, mỗi tháng, chi phí sử dụng điện của đơn vị này trên toàn hệ thống khoảng 500 triệu đồng. Khi giá điện tăng 5%, công ty sẽ phải đầu tư thêm 25 triệu đồng. Con số không phải quá lớn nhưng đặt trong bối cảnh cầu giảm thì doanh nghiệp gặp không ít khó khăn vì hệ thống chiếu sáng, quầy hàng, demo hình ảnh tivi, âm thanh cũng như việc chạy thử sản phẩm đều cần tiêu thụ điện để thu hút khách hàng.


 


Tại hệ thống siêu thị điện máy - máy tính Trần Anh, điện năng tốn khoảng 5% tổng chi phí đầu tư hằng tháng. Điều bà Đỗ Thị Thu Hường, Phó tổng giám đốc, phụ trách vấn đề tài chính của Trần Anh Computer lo lắng nhất tâm lý mua sắm của người tiêu dùng. Bởi khi tiền điện góp phần đẩy chi phí sản xuất tăng cao, hàng hóa đắt đỏ thì khách hàng cũng không còn hào hứng đi mua sắm nữa.


 


Tuy nhiên, cả 2 siêu thị trên đều cam kết không tăng giá sản phẩm, thay vào đó là kế hoạch tiết kiệm điện. Tương tự, ông Nguyễn Thái Dũng, Phó tổng giám đốc Big C Thăng Long cho biết, mỗi tháng, riêng tiền điện đã tốn đến 30% tổng chi phí dịch vụ thuê ngoài. Việc tăng giá điện mỗi lần ảnh hưởng không nhỏ đến việc kinh doanh nên đơn vị này thường xuyên phải xây dựng các chương trình tiết kiệm điện. “Điều đó vừa để có vốn tái đầu tư, phát triển bền vững, vừa để bảo vệ môi trường”, ông cho biết.


 


Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch hiệp hội siêu thị Hà Nội cho rằng, điện tăng 5% là “cơn sóng nhỏ”, nhưng mới đây nước cũng lên 50%, chi phí sản xuất, dịch vụ đều đẩy bị giá khiến người kinh doanh gặp “cơn sóng lớn”. Điều này là bất hợp lý trong bối cảnh thiểu phát và sức mua chậm như hiện nay. Ông Phú cho biết, theo ước tính, các siêu thị lớn tốn tới vài trăm triệu đồng mỗi tháng, đơn vị kinh doanh nhỏ cũng đầu tư không dưới vài chục triệu đồng tiền điện.


 


“Giá điện tăng tác động trực tiếp, gián tiếp đến nhiều lĩnh vực, nền kinh tế theo đó mà đã khó càng khó hơn. Tôi kiến nghị cần minh bạch giá điện, đợt tăng này là vô lý, nếu giữ độc quyền sẽ thiệt thòi cho cả người kinh doanh và tiêu dùng”, ông Phú nói.


 


Ông Phạm Ngọc Hưng, Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP HCM cũng cho biết, động thái tăng giá điện này, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất sử dụng nhiều điện năng trong hiệp hội đều phản ứng mạnh. Bởi hiện nay, hàng loạt chi phí đầu vào đối với họ quá cao như lãi suất vay vốn ngân hàng, chi phí nguyên liệu, nhiên liệu, vận chuyển... khiến doanh nghiệp phải rơi vào tình trạng khốn đốn suốt thời gian dài.


 


Nay giá điện tăng lên sẽ giáng thêm một đòn mạnh vào việc điều tiết giá cả của doanh nghiệp. “Điều này sẽ làm cho doanh nghiệp sản xuất trong nước không chỉ mất lợi thế cạnh tranh về giá ở ngay chính thị trường nội địa, mà còn có nguy cơ mất hẳn thị trường ở nước ngoài. Nguy hiểm hơn, là việc này còn khiến doanh nghiệp rơi vào tâm lý hoang mang, mất sức chiến đấu. Bởi càng làm chỉ càng lỗ”, ông Hưng lo lắng.


 


Theo Phó chủ tịch Hiệp hội, thay vì tăng giá điện trong bối cảnh khó khăn này, bản thân ngành điện nên hạn chế tối đa sự hao hụt trong quá trình truyền tải điện, tiết giảm tối đa chi phí trong quá trình điều hành (lương cán bộ ngành điện hiện nay vẫn thuộc top cao dù ngành này làm ăn thua lỗ)…


 


Trong khi đó, ông Trần Hữu Huỳnh, Phó tổng thư ký VCCI cho rằng, việc giảm giá xăng liên tiếp vừa qua khiến nhiều doanh nghiệp chưa kịp mừng thì đã hoang mang vì giá điện tăng 5% từ 1/7. Đây là 2 mặt hàng mà hầu hết đơn vị kinh doanh nào cũng phải sử dụng.


 


"Giá điện tăng ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh đã đành. Nhưng chỉ tác động đến những đơn vị còn 'sống' - tức là còn hoạt động, sản xuất. Thực tế, nhiều công ty hiện nay 'đắp chiếu' vì không có vốn, không tiếp cận được vốn hợp lý. Phải khơi thông nguồn vốn, đưa doanh nghiệp trở lại sản xuất thì mới tính tiếp đến những yếu tố khác”, ông Huỳnh cho biết.


 








Kể từ 1/7, giá bán lẻ điện sinh hoạt, kinh doanh và sản xuất đồng loạt tăng bình quân 5%. Trong đó, giá điện kinh doanh ở hạng mục đắt nhất sẽ là 3.539 đồng/kWh, tăng 170 đồng. Tăng nhiều nhất là điện cho sản xuất, với mức cao nhất áp dụng từ 1/7 sẽ là 2.306 đồng, tăng 281 đồng.

 


Nhóm phóng viên

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Tại sao nhiều người cho rằng không nên ghép 2 nải chuối để thắp hương? (23-04-2024)
    MC Thảo Vân gặp tai nạn giao thông trong lúc cầm lái xe ô tô (19-04-2024)
    Mang 4kg vàng ra ngân hàng bán, người phụ nữ bất ngờ bị cảnh sát điều tra: Chân tướng vụ án trộm cắp 3 năm trước được vạch trần (12-04-2024)
    Xin tinh trùng để làm mẹ đơn thân (12-04-2024)
    Người nước ngoài rời khỏi hiện trường sau khi tông chết người (04-04-2024)
    Đàn bà sướng hay khổ chỉ cần nhìn 4 điểm này, không phải nhan sắc (31-03-2024)
    Bạn gái cũ của Elon Musk có tình mới (24-03-2024)
    Nhan sắc vạn người mê của cô gái có tướng 'vượng phu' đang nổi rần rần trên mạng xã hội (23-03-2024)
    Người phụ nữ bị bắt vì đổ xăng miễn phí suốt 6 tháng (17-03-2024)
    Bí mật trong tủ quần áo của người đàn bà tố chồng theo nhân tình: Phát hiện kinh hoàng (15-03-2024)
    Đẩy cửa nhà tắm, tôi lặng người khi thấy thân thể không trọn vẹn của vợ và giờ đã hiểu lý do cô ấy luôn thiếu tự tin đến thế (14-03-2024)
    Chấp nhận đi nhặt rác và ăn đồ thừa để dành tiền cho con đi du học, cụ ông tan nát cõi lòng với câu nói của cô con gái (09-03-2024)
    Cụ ông 80 tuổi vẫn lang thang đi nhặt rác, số tài sản 'khủng' trong tay khiến ai cũng giật mình (08-03-2024)
    Vợ mang bó hoa 8/3 về, chồng ghen tuông rồi xấu hổ khi biết nguồn gốc (07-03-2024)
    Những thứ không nên nhặt ngoài đường mang về nhà kẻo vận xui đeo bám, mang họa vào thân (06-03-2024)
    4 mẹo làm sạch mùi hôi và nhớt của khăn mặt khi dùng lâu (04-03-2024)
    Anh trai tôi cầu hôn bạn gái giữa đám đông nhưng không ngờ lại nhận về 2 cái tát (27-02-2024)
    Hùng hổ gọi anh trai về cùng để bắt quả tang chị dâu làm chuyện khuất tất, nhưng khi cánh cửa mở ra, người xấu hổ lại là tôi (26-02-2024)
    Đến nhà tôi ra mắt bố mẹ, bạn trai chỉ nói vài câu mà bố tôi sa sầm mặt, ép tôi chia tay (25-02-2024)
    Con gái Mark Zuckerberg nghĩ bố chăn bò để kiếm sống (19-02-2024)

Các bài viết cũ:
    Ai cho phép phòng khám Trung Quốc "lộng ngôn"? (26-06-2012)
    Đề xuất đưa tranh của vua Hàm Nghi về nước (08-06-2012)
    Truy đuổi xe gỗ lậu, kiểm lâm tử nạn (08-06-2012)
    Giá bất động sản còn giảm được nhưng không ai mua (08-06-2012)
    Thanh tra việc cho thuê mặt nước vịnh Vũng Rô  (07-06-2012)
    Tặng mì gói hết hạn cho bệnh nhi ung thư (06-06-2012)
    Đề nghị phạt nhóm người Trung Quốc nuôi cá ở Cam Ranh (04-06-2012)
    Đề nghị trục xuất 7 người Trung Quốc (01-06-2012)
    Thu giữ 7,2 tấn phân bón bất hợp pháp (01-06-2012)
    'Tôi bổ nhiệm ông Dũng làm Cục trưởng để cứu Vinalines' (30-05-2012)
    Hạ thủy tàu hậu cần ra Hoàng Sa (29-05-2012)
    Vụ tai nạn ở Đắk Lắk: Giám định mặt đường, mặt cầu (21-05-2012)
    Bộ Tài chính cân nhắc giảm giá xăng (20-05-2012)
    Xí muội bẩn Trung Quốc núp bóng Thái Lan (18-05-2012)
    Phát hiện tai lợn giả làm bằng hóa chất  (16-05-2012)
    Xe du lịch húc đuôi xe tải, 3 người chết (16-05-2012)
    Xăng dỏm: nguyên nhân chính cháy xe (16-05-2012)
    Hàng loạt doanh nghiệp thủy sản sắp phá sản: Sụp đổ dây chuyền (14-05-2012)
    Những cuộc tình truyền kỳ của "vua voi" Ama Kông (13-05-2012)
    Bệnh “lạ” ở Quảng Ngãi: “Đừng đem dân ra thí nghiệm” (11-05-2012)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152765764.